Tâm Thư

Ngày 16 tháng 4, 2014
 
Kính Gởi Quý Ân Nhân,
 
Trong nhiều năm qua, nhờ vào lòng tin yêu và sự hỗ trợ của Quý Ân Nhân mà chúng tôi đã đạt được nhiều thành quả đáng kể. Hiểu như vậy thì đây là thành quả chung của rất nhiều những tấm lòng dành cho quê hương và dân tộc, trong đó có Quý Ân Nhân. Trong mấy tháng gần đây,
thành quả đã đến dồn dập.
 
• Chương trình chống buôn người: Vận động quốc tế áp lực chinh quyền Nga giải cứu gần 6 nghìn đồng bào lao nô ở Nga trong vòng tháng 8 đến tháng 12, 2013; giải cứu 6 thiếu nữ bị bán làm nô lệ tình dục ở Ghana, Phi Châu đầu năm nay.
 
• Chiến dịch đòi tự do cho tù nhân lương tâm: Can thiệp cho gần 100 tù nhân lương tâm, chuyển 70,000 Mỹ kim cho 15 tù nhân lương tâm để giúp chi phí luật sư và chữa bịnh; góp phần đem lại tự do cho 7 tù nhân lương tâm trong 6 tháng qua.

Tiếp tục đọc

Đăng tải tại CHÍNH SÁCH VÀ CHƯƠNG TRÌNH TỊ NẠN TẠI THAILAND | 1 bình luận

Lời Kêu Gọi Cuối Năm

Ngày 27 tháng 12, 2013

Chỉ còn 4 ngày là hết năm 2013. Giờ đây phần lớn trong chúng ta ở hải ngoại đang rộn rịp chuẩn bị đón năm mới với những ước nguyện tốt lành nhất cho gia đình và thân bằng quyến thuộc.

Nhân dịp này chúng tôi kêu gọi tình máu chảy ruột mềm của quý vị đối với gần nghìn đồng bào đang lánh nạn ở Thái Lan. Họ là những nhà đấu tranh lâm nạn, là những đồng bào thiểu số đã lên tiếng đòi công lý nên bị đàn áp, là những tu sĩ đòi tự do tôn giáo nên bị trù dập, là những dân oan không khuất phục nên bị tra tấn, đánh đập.

Từ năm 2010 BPSOS đã mở văn phòng trợ giúp pháp lý cho đồng bào với một luật sư và nhiều trợ luật viên với sứ mạng can thiệp và bảo vệ cho đồng bào về tư cách tị nạn. Từ nhiều tháng nay chúng tôi cố gắng gây quỹ để gởi một luật sư có kinh nghiệm và thông thạo hai ngôn ngữ Việt-Anh thay thế cho vị luật sư tiền nhiệm. Đến nay chúng tôi mới gây quỹ được trên 10 nghìn Mỹ kim so với ngân sách cần thiết là 60 nghìn Mỹ kim cho một luật sư một năm.

Chúng tôi do đó thiết tha kêu gọi quý vị hảo tâm giúp cho chúng tôi đạt được ngân sách để sớm cử luật sư sang Thái Lan. Những ngày cuối năm là dịp tốt để thể hiện từ tâm của chúng ta. Đối với người ở Hoa Kỳ, đóng góp cho công việc từ thiện trước cuối năm cũng là dịp để khai miễn trừ thuế cho năm 2013.

Chúng tôi xin chân thành tri ân mọi đóng góp ân tình cho đồng bào đang lánh nạn ở Thái Lan.

Nếu có nhã ý giúp đồng bào, xin gửi các khoản đóng góp đến:

BPSOS/RCS
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041
Tel: 703-538-2190

Nhân đây, xin kính chúc quý vị và thân quyến những ngày cuối năm êm ấm và một năm mới hanh thông và thành đạt.

Kính thư,

Ts. Nguyễn Đình Thắng
Giám Đốc BPSOS

Year End’s Appeal

December 27, 2013

Dear friends and benefactors,

We are four days away from the end of 2013. Most of us are preparing for the holidays and are reserving the best wishes for our own families and for relatives and friends.

On this occasion I would like to call on your compassionate heart for the some thousand Vietnamese seeking refugee protection in Thailand – they are human rights defenders who are at risk, members of ethnic minorities who face retaliation for daring to demand justice, clergy members targeted for persecution because they fought for religious freedom, and victims of social injustice subjected to beatings and torture for not surrendering to tyranny.

Since 2010 BPSOS has maintained a legal aid office in Thailand staffed by lawyers and

legal assistants whose mission is to defend the rights for refugee protection of those hundreds of Vietnamese. For the past few months we have been raising funds to send an experienced lawyer with fluency in English and Vietnamese so as to replace the one who had left. So far we have raised over ten thousand US dollars towards the needed total budget of $60,000.

We are therefore appealing to you to help us soon reach our goal and send a lawyer to Thailand. The year’s end is a good time to show your compassion. For those living in the United States, charitable donations at this time will also enable tax deduction for the year 2013.

We are thankful to your valuable contributions to the cause of protecting our fellow Vietnamese who are seeking refugee protection in Thailand.

If interested in helping, please send your donations to:

BPSOS/RCS
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041
Tel: 703-538-2190

We would like to take this opportunity to wish you and your loved ones a peaceful end of year and many successes in the New Year.

Sincerely,

Nguyen Dinh Thang, PhD
CEO & President
BPSOS

Đăng tải tại NHỮNG HỌAT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG BPSOS TẠI THAILAND | Bình luận về bài viết này

Qua Hồ Sơ 3 Người Việt Bị Bắt Ở Thái Lan: Những điểm lưu tâm

Tháng 4/2010, BPSOS đã chính thức mở văn phòng tại Bangkok, Thailand

Tháng 4/2010, BPSOS đã chính thức mở văn phòng tại Bangkok, Thailand

Nay tình hình đã tương đối ổn định đối với 3 người Việt bị cảnh sát Thái Lan bắt: Trương Quốc Huy, Phạm Mạnh Hùng và Lê Văn Quang. Vì vẫn còn đang làm việc với CUTN/LHQ về các hồ sơ này nên chúng tôi không thể đi vào chi tiết. Tuy nhiên chúng tôi tin rằng nguy cơ bị dẫn độ đã được đẩy lùi. Bước kế tiếp là bảo đảm rằng CUTN/LHQ nhanh chóng hoàn tất thủ tục phỏng vấn tị nạn, và vận động cho những ai đã được xét là tị nạn sớm có quốc gia nhận định cư để thoát khỏi trại giam.

Việc cảnh sát Thái Lan bắt 3 người Việt vừa qua không ngưng ở đó. Trong 6 tháng qua, đã có nhiều trường hợp đồng bào lánh nạn đã nhận được những lời đe doạ qua điện thoại hay trực tiếp từ một số người lạ mặt nói tiếng Việt. Cũng đã có ít ra 2 trường hợp bị kẻ lạ theo dõi và đột nhập vào nhà đánh cắp máy điện toán, máy chụp hình, ổ cứng và các tài liệu. Chẳng hạn, anh Lê Văn Quang đã đổi chỗ ở khi nơi đang tá túc bị theo dõi. Nơi này sau đó đã bị kẻ lạ đột nhập, đánh cắp máy móc và tài liệu, và đập phá đồ đạc. Chúng tôi nghĩ rằng những điều xảy ra gần đây không ngẫu nhiên và đã cập nhật cho CUTN/LHQ về tất cả các sự việc này. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại NHỮNG HỌAT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG BPSOS TẠI THAILAND | Bình luận về bài viết này

Thông Tin Cập Nhật Về 3 Người Việt Bị Bắt Ở Thái Lan

Tháng 4/2010, BPSOS đã chính thức mở văn phòng tại Bangkok, Thailand

Tháng 4/2010, BPSOS đã chính thức mở văn phòng tại Bangkok, Thailand

Hôm qua, chúng tôi đã xác nhận được rằng Cao Uỷ Tị Nạn LHQ đã làm việc trực tiếp với cảnh sát Thái về trường hợp của 3 người Việt bị bắt: Trương Quốc Huy, Phạm Mạnh Hùng (Đặng Chí Hùng) và Lê Văn Quang. Luật sư của CUTN/LHQ đã làm việc trực tiếp với giới chức của trại giam Suan Phlu Immigration Detention Center (IDC).

Đồng thời chúng tôi cũng xác nhận được rằng Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Bangkok đang phối hợp với CUTN/LHQ về 3 hồ sơ này.

Ngoài ra, một số tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế và Mạng Lưới Quyền Tị Nạn Á Châu và Thái Bình Dương (Asia Pacific Refugee Rights Network) mà BPSOS là thành viên cũng đã nhập cuộc để ngăn chặn nguy cơ dẫn độ.

Như thế, chúng tôi tương đối tin tưởng rằng chính phủ Thái sẽ không đường đột trục xuất 3 đồng bào kể trên về Việt Nam vì đang có sự chú ý xát xao của quốc tế. Điều này cho CUTN/LHQ thời gian để cứu xét quy chế tị nạn của hai anh Hùng và Quang. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại NHỮNG HỌAT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG BPSOS TẠI THAILAND | Bình luận về bài viết này

Về 3 Người Việt Vừa Bị Bắt Ở Thái Lan

văn phòng Bpsos chính thức có văn phòng tại Thailand

văn phòng Bpsos chính thức có văn phòng tại Thailand

Tuần qua, tin tức về 3 người Việt ở Thái Lan bị cảnh sát Thái bắt đã tạo hoang mang cho số 900 đồng bào đang lánh nạn ở quốc gia này. Nhiều người Việt ở hải ngoại đã bày tỏ mối quan tâm và lo lắng.

Chiều tối ngày 11 tháng 12, cảnh sát Thái bắt Trương Quốc Huy và Lê Văn Quang tại căn chung cư nơi hai anh đang tá túc. Cảnh sát Thái cũng đã hỏi chủ nhà người Thái về anh Đặng Chí Hùng, mà tên trên giấy tờ là Phạm Mạnh Hùng. Tuy nhiên anh Hùng đã chuyển đến ở một khu chung cư khác, cùng với gia đình anh Trần Quốc Hiền. Cả hai khu chung cư có cùng một chủ nhà.

Sáng hôm sau ông chủ nhà đã báo động cho anh Hùng để phòng thân.

Anh Hùng và anh Hiền đã cùng đến gặp luật sư của Cao Uỷ Tị Nạn LHQ để xin sự bảo vệ. Tuy nhiên, luật sư bảo hai anh cứ yên tâm về nhà, không việc gì phải lo lắng. Khi bước vào sân của khu chung cư, cảnh sát Thái mặc thường phục đã bắt ngay anh Hùng, còng tay anh và đưa về phòng để lục soát. Cảnh sát cho biết là chỉ được lệnh bắt anh Hùng nên đã để yên cho anh HIền và gia đình.

Hiện nay hai anh Huy và Hùng đã bị đưa vào trại giam của sở di trú Thái Lan (IDC) còn anh Quang thì, theo nguồn tin chưa kiểm chứng được, đang phải làm lao động để đóng tiền phạt nhập cảnh bất hợp pháp. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại NHỮNG HỌAT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG BPSOS TẠI THAILAND | Bình luận về bài viết này

Quỹ Pháp Lý Cho Đồng Bào Lánh Nạn ở Thái Lan

Góp một bàn tay để cùng nhau giúp đỡ người Việt tị nạn ở Thái Lan

Góp một bàn tay để cùng nhau giúp đỡ người Việt tị nạn ở Thái Lan

Chúng tôi khẩn khoản kêu gọi đồng hương giúp chúng tôi gửi gấp một luật sư toàn thời gian đến Thái Lan trong thời gian sớm nhất. Hàng trăm đồng bào đang lánh nạn ở Thái Lan đang cần sự trợ giúp pháp lý để tránh cảnh sống lén lút trước nguy cơ tù đày hoặc cưỡng bách hồi hương.

Cuối tháng 9 vừa qua phái đoàn Liên Tôn gồm có LM Phạm Hữu Tâm từ Houston, HT Thích Huyền Việt từ Houston và MS Y Hin Nie từ Greensboro (NC) đã đến thăm đồng bào đang lánh nạn ở Thái Lan. Nơi đâu, khi tiếp xúc với phái đoàn Liên Tôn, đồng bào cũng kêu gọi giúp đỡ về pháp lý. Không có sự can thiệp của luật sư thì họ hầu như không có cơ hội để được Cao Uỷ Tị Nạn LHQ cứu xét tư cách tị nạn dù đã từng bị tù đày, dù đang bị truy nã, hay dù đã có trường hợp hồi hương và bị tra tấn và tù tội. CUTN/LHQ hiện rất khắt khe vì nhiều lý do, dẫn đến các quyết định hết sức bất công và nguy hiểm cho đồng bào lánh nạn.

Qua sự sắp xếp của toán thiện nguyện của BPSOS túc trực ở Thái Lan, trong chuyến viếng thăm phái đoàn đã tiếp xúc và phát quà cho hơn 700 đồng bào thuộc nhiều thành phần: các nhà tranh đấu dân chủ, các bloggers, các người biểu tình chống Trung Quốc, các thanh niên Công giáo, các Mục Sư và tín đồ Tin Lành, các đồng bào Phật tử, các dân tộc bản địa Tây Nguyên, Hmong và Khmer Krom, và cả một số nạn nhân buôn người gặp nguy hiểm vì đã dám tố giác nạn buôn người. Con số đồng bào đang lánh nạn thực ra nhiều hơn là vậy, có lẽ lên đến 900. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại NHỮNG HỌAT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG BPSOS TẠI THAILAND | Bình luận về bài viết này

Phái đoàn liên tôn giúp người Việt tị nạn ở Thái Lan

Phái đoàn liên tôn đến Thái Lan giúp người Việt tị nạn, và Gia Minh

Phái đoàn liên tôn đến Thái Lan giúp người Việt tị nạn, và Gia Minh

Đầu tiên về những cảm nghiệm của chuyến làm việc, một trong ba vị đại diện là Linh mục Bác sĩ Phạm Hữu Tâm cho biết:

Linh mục Phạm Hữu Tâm: Thực sự đối với tôi không xa lạ lắm vì tôi từng qua Thái Lan gặp người tỵ nạn cách đây 2 năm rồi. Đối với Hòa thượng Huyền Việt thì cũng mới qua Thái Lan hồi tháng ba vừa rồi, mới cách đây khoảng 7-8 tháng, nên chúng tôi biết tình hình của người tỵ nạn ở đây cũng khá rõ; tuy nhiên lần này đi qua được khẳng định thêm một chút xíu nữa họ rất cần nhu cầu về pháp lý. Bất cứ người tỵ nạn nào về điều kiện vật chất cũng khó khăn là dĩ nhiên và họ có thể chấp nhận được, nhưng họ rất ao ước có thủ tục pháp lý để đi xin định cư.

Hòa Thượng Thích Huyền Việt: Rất đồng ý với Linh mục Bác sĩ Phạm Hữu Tâm. Nhu cầu của người Việt Nam khi rời Việt Nam đến Thái Lan bất hợp pháp, do đó nhu cầu của họ là tìm một nước thứ ba nhận họ vào sống có pháp lý bảo vệ, do đó trạm tại Bangkok, Thái Lan này rất quan trọng trong lúc họ chờ đợi để Cao Ủy tỵ nạn Liên hiệp quốc cho họ quyền để đi định cư; huynh đệ chúng tôi là những vị lãnh đạo tôn giáo tại Houston nói riêng và Hoa Kỳ nói chung, trong lúc họ cần giúp đỡ, điều quan trọng ở đây là chúng tôi đón nhận những món quà tình thương bằng tiền để mang sang đây giúp họ. Dĩ nhiên đạ làm nhiều chuyến rồi. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại NHỮNG HỌAT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG BPSOS TẠI THAILAND | Bình luận về bài viết này

Hình ảnh người tị nạn Thailand

Hình ảnh được lấy từ Internet.

This slideshow requires JavaScript.

Đăng tải tại HÌNH ẢNH SINH HỌAT CỦA CỘNG ĐỒNG TỊ NẠN | Bình luận về bài viết này

CHƯƠNG TRÌNH BẢO LÃNH TƯ NHÂN ĐỊNH CƯ TẠI CANADA

Ts Nguyễn Đình Thắng và Ông Lê Duy Cấn

Ts Nguyễn Đình Thắng và Ông Lê Duy Cấn

Trong thời gian qua, Liên Hiệp Hội Người Việt – Canada có trình chính phủ Canada để bảo lãnh một số đồng bào tị nạn còn kẹt tại Thailand, Cô Holly Ngô có bài phỏng vấn với Ông Lê Duy Cấn Ủy Viên Ngoại Vụ Liên Hội Người Việt – Canada.

Holly Ngô: Thưa Bác Cấn, qua việc gây quỹ của Anh Trịnh Hội thông tin trên các flyer và các bài viết của Trịnh Hội qua các báo trên Internet thì Bác Cấn cho biết rõ chương Trình bảo lãnh Tư Nhân thế nào?

Lê Duy Cấn: Bên hội người Việt Canada mới ký giấy tờ chính phủ Canada cho những người đã ở trước Thailand năm 1992. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại NHỮNG HỌAT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG BPSOS TẠI THAILAND | Bình luận về bài viết này

Giáo Dân Cồn Dầu Gia Tăng Quốc Tế Vận

những “nạn nhân sống” của Cồn Dầu, Đà Nẵng tại Hoa Kỳ

những “nạn nhân sống” của Cồn Dầu, Đà Nẵng tại Hoa Kỳ

Thứ Bảy 26 tháng 1 tới đây, hai giáo dân trẻ của Giáo Xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng sẽ đến Denver, Colorado để vận động sự hưởng ứng của đồng hương tại đây nhằm đẩy lùi chính sách đàn áp của chính quyền Đà Nẵng đang đè nặng lên quê hương, xứ sở của họ.

Gần đây chính quyền Đã Nẵng lại gia tăng bạo lực đối với giáo dân thuộc Giáo Xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng nhằm xoá sạch xứ đạo với 135 năm lịch sử này. Điển hình, ngày 17 tháng 12 vừa qua, công an Đà Nẵng hộ tống một nhóm côn đồ đột nhập vào nhà của một gia đình ở Cồn Dầu trong lúc họ đang dùng bữa cơm trưa. Nhóm côn đồ đánh đập Bà Hoa, người vợ, đến bất tỉnh bất chấp sự năn nỉ của người chồng, Ông Danh. Hai vợ chồng cùng con cái phải bỏ xứ đi trốn để lánh nạn. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại CHÍNH SÁCH VÀ CHƯƠNG TRÌNH TỊ NẠN TẠI THAILAND | Bình luận về bài viết này

NHỮNG VIÊN KẸO YÊU THƯƠNG

Cuộc sống là một chuỗi dài những sự lựa chọn, tính toán thiệt hơn, so đo được mất.Có những việc ta làm vì lợi trước mắt. Có những hành động vì chút hư vinh nhất thời. Nhưng cũng còn đâu đó, có những việc làm chỉ mong đem đến những nụ cười, một cái gì đó ổn định hơn, bình an hơn cho người khác.

Và chị, một chuyên gia lập trình phần mềm của một hãng lớn bên Hoa Kỳ đã bỏ chuyến đi nghỉ dưỡng của mình để qua Thái Lan, thăm những đồng bào đang lánh nạn cộng sản, để hòa cũng nỗi khốn khó của người tị nạn. Chị đã chia sẻ:”Cái mong muốn của người tị nạn có lẽ là được quy chế tị nạn để được đi Mỹ, nhưng mà không phải ai cũng được cái may mắn đó đâu, có những người có lẽ phải ở lại Thái Lan ít nhất từ 5 – 10 năm nữa, thì cái mong muốn của chị là làm sao đem được cái sự ổn định về đời sống để cho họ có đủ ăn đủ mặc, và đủ trả tiền nhà để mà sống qua ngày, coi như là ở tạm ở cái đất Thái, để chờ 01 ngày nào đó được Cao Ủy chấp thuận cái đơn xin tị nạn của họ. Cái mong muốn của chi lúc nào cũng muốn hỗ trợ đời sống của đồng bào nhưng mà nhiều khi lực bất tòng tâm, một mình mình muốn chưa đủ mà phải có nhiều người giúp, nhiều người góp 01 bàn tay, thì mới có đủ cái phương tiện để mà lo cho đồng bào. Tại vì những cái cơ sở thiện nguyện mà đến giúp đồng bào làm giấy làm tờ đó, họ chỉ lo về vấn đề pháp lý thôi, chứ họ không có lo về đời sống được, tại vì đời sống nó cần nhiều thứ đó, mà quá nhiều gia đình thì làm sao mà 01 tổ chức BPSOS hay là 01 vài tổ chức thiện nguyện khác nữa vẫn không có kham nổi, mà phải là có cái sự đóng góp của nhiều người, thì mới mỗi người 01 tay để mà giúp cho đồng bào sống được vài ba năm nữa trong lúc chờ đợi giấy tờ của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc “. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại BÀI VIẾT ĐỘC GIẢ | Bình luận về bài viết này

CHƯƠNG TRÌNH “HỖ TRỢ ĐỜI SỐNG NGƯỜI TỴ NẠN”

một gốc nhà của người tị nạn ( ảnh BPSOS )

một gốc nhà của người tị nạn ( ảnh BPSOS )

“Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn ”

Trong kế hoạch toàn diện để cưu mang gần 900 đồng bào đang lánh nạn cộng sản ở Thái Lan, BPSOS tuần tự đối phó với các nhu cầu theo thứ tự ưu tiên: an toàn cá nhân, trợ giúp pháp lý, sinh kế, giáo dục, y tế khẩn cấp, và phương tiện hoạt động. Trong những lời kêu gọi trước đây, chúng tôi tập trung vào hai ưu tiên đầu: an toàn cá nhân và trợ giúp pháp lý. Gần đây, BPSOS đã kết hợp với các mạnh thường quân để mở ra chương trình: “HỖ TRỢ ĐỜI SỐNG NGƯỜI TỴ NẠN” nhằm giúp đồng bào mưu sinh dài hạn trong khi chờ đợi sự can thiệp về quy chế tị nạn.

Tất cả đồng bào lánh nạn đang phải sống lẩn lút vì không có tư cách cư trú hợp pháp, kể cả những người đã được hưởng quy chế tị nạn của Liên Hiệp Quốc. Họ không thể công khai đi làm để nuôi sống gia đình; khi đi làm “chui” thì nơm nớp lo sợ bị cảnh sát Thái bắt và tống giam. Trước tình trạng ấy từ nhiều năm qua BPSOS đã vận động các nhà hảo tâm người Việt và các tổ chức quốc tế tài trợ đời sống cho trên 100 đồng bào với tổng ngân sách trên 160 ngàn Mỹ kim. Phần lớn số đồng bào này được quy chế tị nạn và đã hoặc đang chờ định cư ở một quốc gia khác.

Đối với số đồng bào bị từ chối quy chế tị nạn, nhiều khi phi lý và bất công, chúng tôi phải nghĩ cách tạo việc làm tương đối an toàn để làm kế sinh tồn một cách dài lâu. Mới đây một tổ chức quốc tế đã tài trợ cho trên một chục gia đình Việt và Hmong để mua dụng cụ lao động. Chúng tôi đang đề nghị họ giúp thêm vài mươi gia đình nữa.    Tiếp tục đọc

Đăng tải tại NHỮNG HỌAT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG BPSOS TẠI THAILAND | Bình luận về bài viết này

Thông Báo Khẩn Gởi Đồng Bào Lánh Nạn Cộng Sản ở Thái Lan

 

văn phòng Bpsos chính thức có văn phòng tại Thailand

văn phòng Bpsos chính thức có văn phòng tại Thailand

Trong những tuần gần đây có nhiều lời đồn quanh việc 4 đồng bào Việt vừa bị cảnh sát Thái bắt và đưa vào giam ở Immigration Detention Center (IDC). Để giúp đồng bào tự bảo vệ an ninh cá nhân và gia đình, chúng tôi có những nhận định và lưu ý sau đây.

(1)    Có 4 người Việt bị cảnh sát bắt ngày 28 tháng 11 vừa qua. Họ đều bị đưa vào trại giam IDC.

(2)    Cảnh sát Thái thường gia tăng tuần tra để bắt người nhập cư bất hợp pháp vào mỗi cuối năm. Trong đợt bố ráp vừa qua, không chỉ 4 người Việt bị bắt mà còn có 2 người Ấn Độ, 6 người Sri Lanka và 4 người Somalia. Cảnh sát Thái hay tuần tra ở khu Bangkok Refugee Center (BRC) và khu Suthisan vì biết rằng người lánh nạn hay lai vãng quanh đấy. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại NHỮNG HỌAT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG BPSOS TẠI THAILAND | 2 bình luận

Một mùa Giáng Sinh ấm áp với người tỵ nạn

một gốc nhà của người tị nạn ( ảnh BPSOS )

một gốc nhà đang sinh họat của người tị nạn ( ảnh BPSOS )

Trần Nguyên

Bước vào đầu tháng 12, cả thế giới đang hân hoan chuẩn bị chào đón ngày Chúa ra đời. Chỉ còn khoảng vài ngày nữa là mọi người trên thế giới đón Giáng Sinh, ngày mà khắp nơi reo vui, ăn mừng đón Lễ.  Vào những ngày này tại quê hương, tôi cũng chuẩn bị mua quà để tặng bạn bè và người thân trong gia đình, và không quên mua quà tặng cho các đứa bé hàng xóm.

Một mùa Giáng Sinh nữa lại về, tôi lại đón mừng giáng sinh trên đất Thái lần thứ hai. Nhưng lần Giáng sinh này đem đến cho tôi cảm giác ấm áp hơn. Có một người chị, một nhà hảo tâm, một thiện nguyện viên của BPSOS từ đất nước Hoa Kỳ sang trọng, đất nước được mệnh danh là thiên đường đã đến nơi này, nơi của những người đang phải lánh nạn, vương quốc Thái Lan. Chị đem đến những viên kẹo, những hộp thuốc, những câu hỏi han, những cái chăm sóc ân cần với những người tỵ nạn mà chị gặp. Đến từng nhà, nói chuyện từng người, chia sẻ từ tinh thần đến vật chất cho những người Việt đang lánh nạn mà chị đã đến thăm trên đất nước Thái Lan này. Mà bạn biết ở Thái Lan này có bao nhiêu người tỵ nạn rồi chứ? Theo như trang www.machsong.org hoặc trang www.bpsosrcs.wordpress.com thì con số người Việt Nam đang lánh nạn tại Thái Lan là gần 900 người.  Hầu như người tỵ nạn luôn sống rải rác, không tập trung ở một điểm nào cả, vậy mà chị vẫn di chuyển đến tận nhà. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại BÀI VIẾT ĐỘC GIẢ | Bình luận về bài viết này

Tôi dự phiên tòa xử buôn người

MSCAMSATác giả là một chuyên gia làm việc trong một công ty lớn ở Hoa Kỳ. Cô tình nguyện với Liên Minh CAMSA và đang thành lập nhóm yểm trợ ở Orange County, California. Tháng 11, 2012, Cô đã lên đường đến Thái Lan và Mã Lai để phụ giúp cho các hoạt động của BPSOS ở hai quốc gia này. Ở Thái Lan cô thăm viếng và phát quà cho nhiều trăm đồng bào lánh nạn cộng sản cũng như phỏng vấn một số các nhà tranh đấu, các đồng bào thiểu số, các giáo dân Cồn Dầu, các nạn buôn người. Ở Mã Lai Cô có dịp chứng kiến và tham dự một số hoạt động hàng ngày của văn phòng Liên Minh CAMSA, do BPSOS đồng sáng lập năm 2008, kể cả thăm viếng nạn nhân và truy tố thủ phạm. Dưới đây là một trong loạt bài ký sự của Cô về chuyến đi này.

Ngày 26 tháng 11, 2012  tôi được một nhân viên người Mã Lai của CAMSA-Malaysia chở đến dự phiên toà xử buôn người tại một tòa án ở Kuala Lumpur. Trước mặt tôi là hai cô gái Việt Nam tên H. và L., một người quê ở Cần Thơ và người kia ở Tây Ninh. Hai em khoảng 30 tuổi, nét mặt hiền lành và chơn chất, mặc bộ đồng phục màu xanh đậm của nơi giam giữ tạm trú của Mã Lai. Hai em đã bị giữ lại ở Mã Lai để chờ ngày ra toà làm nhân chứng trong vụ án buôn người mà hai em là nạn nhân. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại BÀI VIẾT ĐỘC GIẢ | Bình luận về bài viết này

Chia Sẻ Với Đồng Bào Đang Lánh Nạn ở Thái Lan và Mã Lai: Kế Hoạch Can Thiệp và Trợ Giúp của BPSOS

Trong thời gian gần đây BPSOS đã sắp xếp cho một số thiện nguyện viên lên đường đến Thái Lan (và Mã Lai) để phục vụ hay để thăm viếng các đồng bào đang lánh nạn cộng sản.

Trong thời gian tới đây sẽ có thêm những người thiện nguyện tiếp tục thăm viếng đồng bào. Họ vừa đóng vai trò uỷ lạo vừa là nhân chứng báo động với tập thể người Việt ở hải ngoại về tình cảnh của đồng bào đang bị nguy khốn ở Thái Lan. Các thiện nguyện viên này đã chuyển cho chúng tôi một số thắc mắc và nguyện vọng của đồng bào đang lánh nạn.

Tháng 7 vừa qua chúng tôi lập trang blog để thông tin cho đồng bào về các vấn đề liên quan đến quy chế tị nạn, luật pháp, đời sống, v.v. Xin quý vị tham khảo trang blog ấy thường xuyên: bpsosrcs.wordpress.com. Nếu có câu hỏi, xin gửi đến bpsosrcs@gmail.com hoặc rcs@bpsos.org. Chúng tôi sẽ trả lời chung trên trang blog, và chỉ những câu trả lời trên trang blog này mới thể hiện quan điểm chính thức của BPSOS.

Sau đây chúng tôi xin trả lời chung cho các câu hỏi gần đây nhất.

(1)    Nghe nói BPSOS đang lập danh sách trợ giúp tài chánh cho một số gia đình. Làm sao để gia đình tôi được giúp?

Trước khi trả lời, chúng tôi thấy cần giải thích kế hoạch toàn diện của BPSOS để bảo vệ và giúp đỡ đồng bào đang lánh nạn ở Thái Lan và Mã Lai. Với ngân sách và nhân sự hạn chế, chúng tôi đặt ra các thứ tự ưu tiên sau đây.

Ưu tiên 1: An Ninh — Bảo vệ để đồng bào không bị bắt, giam và trục xuất là ưu tiên hàng đầu.

Ưu tiên 2: Pháp Lý và Chính Sách – Ưu tiên kế đến là can thiệp hồ sơ xin tị nạn; chỉ khi nào được quy chế tị nạn thì đồng bào mới thoát cảnh phải sống trốn tránh và nơm nớp lo âu hằng giờ.

Ưu tiên 3: Đời Sống — Hiện nay tuyệt đại đa số đồng bào lánh nạn không nhận được sự giúp đỡ nào từ  Liên Hiệp Quốc hay chính phủ Thái, nên đời sống rất lam lũ và khó khăn. Tình trạng này có thể kéo dài vô định.

Ưu tiên 4: Giáo Dục. Rất nhiều trẻ em hiện thất học vì không có quy chế hợp pháp ở Thái Lan. Người lớn cũng cần biết tiếng Anh và tiếng Thái để tìm kế sinh nhai và bảo vệ an toàn cá nhân và gia đình.

Ưu tiên 5: Y Tế. Những ai đã bị từ chối quy chế tị nạn, dù bất công, hoàn toàn không nhận được trợ giúp nào về y tế, ngay cả trong trường hợp khẩn cấp.

Ưu tiên 6: Tiếp Tục Đòi Công Lý và Nhân Quyền. Nhiều đồng bào phải đi lánh nạn vì đã đứng lên tranh đấu cho nhân quyền và công lý; một số muốn tiếp tục theo đuổi lý tưởng ấy.

Từ năm 2007 đến giờ, chúng tôi đã thực hiện theo kế hoạch trên, tuần tự đi từ ưu tiên cao nhất đến ưu tiên thấp nhất. Theo đó, chúng tôi đã dồn nỗ lực nhiều nhất cho vấn đề an ninh , can thiệp pháp lý và vận động chính sách. Dưới đây là tổng kết các hoạt động của BPSOS chiếu theo các thứ tự ưu tiên kể trên:

https://bpsosrcs.wordpress.com/2012/08/11/tom-luoc-hoat-dong/

Câu hỏi trên thuộc vào Ưu Tiên 3 (Đời Sống) trong kế hoạch toàn diện này. Để đáp ứng ưu tiên này, chúng tôi đã đi tìm và vận động các tổ chức khác giúp đỡ. Từ 2007 đến nay trên 100 đồng bào đã nhận được khoảng 160 ngàn Mỹ kim tài trợ (không kể tiền cứu trợ nạn lụt vừa qua) về đời sống. Ai được giúp thì hoàn toàn tuỳ thuộc vào quyết định của nơi giúp đỡ. Chẳng hạn có một số cộng đồng Việt chỉ gây quỹ để giúp đời sống cho các đồng bào giáo dân Cồn Dầu. Lại có tổ chức chỉ giúp cho các người theo Thiên Chúa Giáo. Và có tổ chức thì chỉ giúp cho các nhà tranh đấu cho nhân quyền hay vận động dân chủ. Có nhóm lại chỉ giúp cho một ít đồng bào người Hmong theo tiêu chuẩn riêng của họ.

Chúng tôi có danh sách của phần lớn các đồng bào đang lánh nạn ở Thái Lan và Mã Lai, và qua đó nhận diện các cá nhân hay gia đình nào thoả đáng những tiêu chuẩn do các tổ chức tài trợ đề ra và giới thiệu cho họ. Chúng tôi luôn tìm kiếm thêm các tổ chức tài trợ nhưng không thể bảo đảm rằng cá nhân này hay gia đình kia sẽ được cứu xét và được tài trợ.

Khi giới thiệu, chúng tôi thường đề nghị với các tổ chức ấy quan tâm đặc biệt đến những cá nhân nào đang tình nguyện giúp đỡ cho đồng hương đang lánh nạn ở Thái Lan hay đang bị đàn áp ở Việt Nam. Giúp những người ấy thì lợi ích sẽ lan toả đến nhiều người khác nữa. Chúng tôi cũng đề nghị các nơi tài trợ nên cho “cần câu thay vì con cá”, nghĩa là tài trợ vốn liếng một lần để giúp tạo nguồn thu nhập dài lâu.

Nếu quý vị nghĩ rằng chưa có tên trong danh sách của chúng tôi, xin báo cho chúng tôi biết tại:  rcs@bpsos.org.

(2)    Nghe nói BPSOS có quỹ y tế khẩn cấp. Xin cho biết thủ tục để được giúp đỡ.

Những ai đã có quy chế tị nạn thì nhận được sự giúp đỡ về y tế từ cơ quan Bangkok Refugee Center (BRC). Những người đang được cứu xét về quy chế tị nạn cũng được giúp đỡ, nhưng chỉ trong trường hợp khẩn cấp. Những ai đã hoàn toàn bị từ chối tư cách tị nạn thì không nhận được sự giúp đỡ nào cả. Trước đây, một vị linh mục người Việt ở Hoa Kỳ cấp cho BPSOS một ngân khoản nhỏ (khoảng 2.500 USD) để lập quỹ y tế khẩn cấp cho số đồng bào này. Quỹ này nay đã cạn. Chúng tôi đang tìm nguồn trợ cấp để mở lại quỹ này.

(3)    Tôi đang được một tổ chức khác trợ giúp về pháp lý thì có thể chuyển hồ sơ sang cho BPSOS không?

Có thể, nhưng không nên. Lý do là chúng tôi phối hợp chặt chẽ với các tổ chức lo về pháp lý ở Thái Lan và đã phải chuyển hồ sơ cho họ mỗi khi bị “quá tải”. Ngoài BPSOS, hiện có 3 tổ chức khác cũng có luật sư: Asylum Access – Thái Lan (AAT), Jesuit Refugee Service (JRS), và Thai Committee for Refugees (TCR). Cả 4 tổ chức làm việc rất tận tuỵ và phối hợp nhịp nhàng với nhau. Khi cả 4 tổ chức ở Thái Lan đều bị “quá tải”, chúng tôi chuyển hồ sơ đến các luật sư thiện nguyện ở Hoa Kỳ

Dù hồ sơ xin tị nạn đang được tổ chức nào khác giúp đỡ, đối với người ấy hay gia đình ấy chúng tôi vẫn xúc tiến các phần khác trong kế hoạch toàn diện như kể trên.

Một điều xin lưu ý: Nguyên tắc hoạt động của BPSOS là cung ứng sự trợ giúp pháp lý cho bất kỳ ai quả thực có sự sợ hãi sẽ bị đàn áp nếu phải hồi hương, và đó là tiêu chuẩn độc nhất. Chúng tôi tuyệt nhiên không phân biệt người thuộc nhóm này, phe kia, hay đảng phái nọ. Dù hai nhóm không thích nhau, chúng tôi không phân biệt và giúp cho cả hai nếu hội đủ tiêu chuẩn kể trên. Nói cách khác, khi giúp một người thuộc nhóm nào thì không có nghĩa là chúng tôi ủng hộ nhóm ấy; chúng tôi giúp họ hoàn toàn trong tư cách cá nhân của họ mà thôi.

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Đăng tải tại CHÍNH SÁCH VÀ CHƯƠNG TRÌNH TỊ NẠN TẠI THAILAND | Bình luận về bài viết này

Thêm 8 giáo dân Cồn Dầu sắp được sang Mỹ định cư

Gia đình Anh Trần Thanh Tiến, một trong những giáo dân Cồn Dầu trước khi đi Mỹ ngày 4/9/2012.

Sắp có thêm tám người thuộc nhóm giáo dân Cồn Dầu chạy qua Thái Lan hồi giữa năm 2010 lên đường sang Hoa Kỳ ngày 5/11 tới đây.

Trốn chạy công an

Trong số này, ông  Trần Bình là  người lớn tuổi nhất, kể rằng  cả nhà  ông  cùng nhiều giáo dân khác phải đào thoát sang Thái Lan bắt nguồn  từ  việc quan tài bà cụ Tân bị công an cướp đi  vì không cho phép chôn cất  tại nghĩa trang Công giáo Cồn Dầu là đất nằm trong diện trưng thu:

“Ngày 4 tháng 5 năm 2010 khi mà đám tang của bà cụ Tân, chết ngày Một tháng Năm và dự trù ngày 4 tháng 5 là chôn, mà theo lời bà cụ Tân trước khi chết trối lại là làm sao chôn bà tại nghĩa trang Cồn Dầu bên cạnh mồ mả của chồng con bà. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại NHỮNG HỌAT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG BPSOS TẠI THAILAND | Bình luận về bài viết này

Góp Một Bàn Tay

Trưởng Ban Tổ Chức Tiêu Phi Hùng

Chiều Chủ Nhật ngày 21 tháng 10 năm 2012 tại nhà hàng Phú Lâm trên đường Story, trên 500 thưc khách bao gồm khách bản xứ đã đến tham dự tiệc gây qũy cho tổ chức Boat People SOS, nhằm duy trì các văn phòng CAMSA ở các nước Đông Nam Á và Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý cho người đang xin tị nạn cộng sản tại Thái Lan. Ban tổ chức gồm những người có lòng từ thiện như BS Đào Kiều Liên, Thùy Dương Nunag, BS Võ Thị Tâm, Lê Ái Lan, LS Mai Phan, LS Christine Phạm, BS Hùng Lê, Phạm Bích Hy, bà Trươnggia Vy tuần báo Việt Tribune, và Ông Tiêu Phi Hùng. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại NHỮNG HỌAT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG BPSOS TẠI THAILAND | Bình luận về bài viết này

Chuyện kể từ ThaiLand

lớp học dành cho các trẻ H’mong và Việt Nam

LTS: Là một cựu nữ sinh Trưng Vương, tác giả đã về hưu ở Houston. Cuối năm ngoái, qua email Bà nghe đến tình cảnh của đồng bào đang lánh nạn ở Thái Lan nên quyết định lên đường tình nguyện và nhập toán BPSOS đang làm việc tại Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý đặt ở Bangkok. Hàng ngày Bà thăm viếng và uỷ lạo các gia đình gặp khó khăn, dạy học cho người lớn và trẻ em, thăm nuôi những người bị bắt giam, và khi cần thì giúp cả phần thông dịch. Dưới đây là ký sự của Bà về những ngày tháng ở Thái Lan. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại BÀI VIẾT ĐỘC GIẢ | Bình luận về bài viết này

Các Nhân Chứng Cồn Dầu Lên Tiếng Tại Hoa Kỳ

các gia đình Cồn Dầu định cư tại Hoa Kỳ

Tại buổi đầu tiên tiếp xúc với cộng đồng người Việt ở vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, các nhân chứng cho cuộc đàn áp đẫm máu của chính quyền Đà Nẵng đối với giáo dân của Xứ Đạo Cồn Dầu kể lại những hành vi dã man của công an Việt Nam.

“Công an và xã hội đen được công an sử dụng đã thay nhau tra tấn chúng tôi, để ép ký bản thú nhận hoàn toàn sai sự thật,” anh Trần Thanh Tiến, kể lại kinh nghiệm bản thân. “Mục đích của họ là giải toả trắng Giáo Xứ Cồn Dầu.” Tiếp tục đọc

Đăng tải tại NHỮNG HỌAT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG BPSOS TẠI THAILAND | Bình luận về bài viết này